BỘ CÔNG AN Số: 05 /BC-BCA-C81 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2017 BÁO CÁO Tổng kết 05 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự trong Công an nhân dân (2011 - 2016) Ngày 17/6/2010 Quốc hội đã thông qua Luật Thi hành án hình sự và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Đây là văn bản pháp lu ật c ụ th ể hoá m ột bước chính sách hình sự khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Qua 05 năm thi hành Luật Thi hành án hình s ự, theo hướng tập trung thống nhất giao cho Lực lượng Công an nhân dân đ ảm nh ận (một phần giao cho Quân đội nhân dân đảm nhận) đã tạo nhiều chuy ển tiến rõ nét trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức thi hành các b ản án hình s ự ở nước ta. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện đã bộc lộ những h ạn ch ế, t ồn t ại, vướng mắc và phát sinh những vấn đề mới, cần tổng kết toàn diện để đánh giá đúng những kết quả đạt được, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, v ướng mắc và đề ra phương hướng nhiệm vụ nâng cao hiệu quả thi hành án hình s ự đ ến năm 2020; nghiên cứu đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án hình sự cho phù hợp nội dung đang sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Hình sự, các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các luật mới ban hành, góp phần thi hành nghiêm minh các bản án hình sự và phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ đổi m ới và hội nhập quốc tế. Phần thứ nhất TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THI HÀNH LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ I. TÌNH HÌNH LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Năm năm qua, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương cải cách hành chính, cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực phát tri ển kinh t ế - xã h ội, 1 xây dựng pháp luật, cải cách hành chính; an ninh - quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Đó là những thuận l ợi c ơ b ản đ ể B ộ Công an chỉ đạo triển khai Luật Thi hành án hình sự. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện cũng gặp khó khăn mới đó là các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện âm mưu chống phá cách mạng n ước ta và do tác động của mặt trái cơ chế thị trường, những thiếu sót trong quản lý kinh tế - xã hội tình hình tội phạm ở nước ta vẫn còn di ễn bi ến ph ức t ạp chưa có chiều hướng giảm, số người bị kết án hình sự nhiều năm gần đây tăng. Đáng chú ý là tính chất tội phạm nguy hiểm, phức tạp hơn; số đối tượng bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia tuy không nhi ều nh ưng có kinh nghiệm hoạt động chống đối và được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch nên một số đối tượng không nhận tội, tìm mọi cách chống đối; số phạm các tội về hình sự, ma túy loại nguy hiểm, mức án cao, nhiều tiền án, nhiễm HIV/AID chống lại nội quy giam giữ quy ết liệt, manh đ ộng, li ều lĩnh; xuất hiện một số vụ tụ tập đông phạm nhân gây rối tr ật t ự, h ủy ho ại tài s ản trại giam, bắt cóc con tin đòi hỏi yêu sách; tình hình ph ạm nhân đ ưa trái phép ma túy, điện thoại di động, vật cấm vào cơ sở giam giữ vẫn diễn biến phức tạp; số người chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn chưa chấp hành nghiêm túc bản án, nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định của pháp luật, bỏ đi khỏi nơi cư trú không báo cáo chính quyền cấp xã xảy ra ở nhi ều địa phương. Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thu ật ph ục v ụ giam giữ chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác thi hành án phạt tù, t ử hình; kinh phí cấp cho hoạt động triển khai tổ chức thi hành án hình s ự t ại xã, phường, thị trấn rất hạn chế và chưa đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát, giáo dục đối tượng chấp hành án. Những khó khăn trên đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp kết quả triển khai thi hành Luật Thi hành án hình sự trong Công an nhân dân. II. KẾT QUẢ CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 1. Công tác chỉ đạo triển khai Luật Thi hành án hình sự Để triển khai nghiêm túc Luật Thi hành án hình sự năm 2010 và Quyết định số 15/QĐ-TTg ngày 05/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duy ệt K ế hoạch triển khai thi hành Luật Thi hành án hình sự, ngày 17/2/2011, Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BCA về triển khai Luật Thi hành án hình s ự trong Công an nhân dân và thành lập Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình s ự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an, Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an cấp tỉnh, Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ 2 trợ tư pháp thuộc Công an cấp huyện theo Nghị định số 77/2009/NĐ- CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-BCA của Bộ trưởng, các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Công an đều đã có kế hoạch cụ thể triển khai, Công an các địa phương đã tham mưu cho Cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành các kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn phân công cụ thể cho các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội tổ chức triển khai công tác quản lý và thi hành án hình sự ở địa phương theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Công an. Do có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy Công an Trung ương, Lãnh đạo Bộ Công an, cấp ủy, chính quyền các địa phương và với tinh thần trách nhiệm cao c ủa Công an các đơn vị, địa phương đã góp phần triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Thi hành án hình sự. 2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an đã chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình để tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án hình sự. Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ trì cùng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp tổ chức tập huấn những nội dung cơ bản của Luật Thi hành án hình sự đến cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ làm công tác pháp chế trong Công an nhân dân; Công an các địa phương đã tham mưu cho Cấp u ỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các báo, đài phát thanh, truyền hình tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến và triển khai nhiều lớp tập huấn về công tác thi hành án hình sự cho cán bộ lãnh đạo các cấp, các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân, công an cấp xã; cán bộ, chiến sỹ làm công tác thi hành án hình sự; các trại giam, tr ại t ạm giam, nhà t ạm gi ữ đã phổ biến đến tất cả cán bộ, phạm nhân các quy định về các quy ền, nghĩa v ụ của người chấp hành án phạt tù và các vấn đề có liên quan. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn đã nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư về công tác thi hành án hình sự; đề cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ thi hành án hình sự, giúp người chấp hành án nắm được quyền và nghĩa vụ trong chấp hành bản án. 3. Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án hình sự Sau khi Quốc hội ban hành Luật Thi hành án hình sự và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 15/QĐ-TTg ngày 05/1/2009 phê duyệt K ế ho ạch 3 triển khai Luật Thi hành án hình sự, ngày 01/04/2011 Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 1079/QĐ-BCA thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc triển khai Luật Thi hành án hình sự và phân công Cục pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp cùng Tổng cục Cảnh sát thi hánh án hình sự và hỗ trợ tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan t ổ ch ức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn v ề thi hành án hình sự để đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, xây dựng cho phù hợp với quy định của Luật Thi hành án hình sự. Trên cơ sở rà soát và các quy định của Luật Thi hành án hình s ự, B ộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành 12 Nghị định; liên Bộ, Ngành ban hành 12 Thông tư liên tịch; Bộ Công an ban hành 20 Thông tư, phê duyệt 02 Đề án (Phụ lục số 1) hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự. Trong quá trình t ổ ch ức triển khai Bộ Công an cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương, các trại giam, trại tạm giam, nhà t ạm gi ữ thực hiện các quy định về tổ chức giam giữ, giáo dục – dạy ngh ề, th ực hiện các chế độ, chính sách đối với phạm nhân, người bị kết án tử hình và triển khai nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân cấp xã thực hiện nhiệm vụ thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, trục xuất, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Việc kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp lu ật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi hành án hình sự đã đ ảm b ảo đ ể Luật Thi hành án hình sự được thực thi thống nhất, có hiệu quả, nghiêm túc trong thực tiễn. III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ 1. Số liệu người bị kết án phạt tù Đến ngày 30/6/2011 chuyển sang là 128.367 người và từ ngày 01/7/2011 đến ngày 30/6/2016, số tăng là 336.341 người (Phụ lục số 2), số giảm là 315.479 người. Tính đến ngày 01/7/2016 còn 149.229 người bị kết án phạt tù (tăng 7% so với cùng kỳ năm 2010), trong đó: - 131.240 phạm nhân (Nam: 116.484; Nữ: 14.756) đang chấp hành án tại 53 trại giam; 5.519 phạm nhân (Nam: 5.141; Nữ: 378) đang chấp hành án tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ; 6.999 người đã xử phạt tù đang giam giữ tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ chờ hoàn tất thủ tục đưa đi ch ấp hành án; 4.283 người có án phạt tù đang tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án; 1.188 người trốn thi hành án từ trước đến nay đang tiếp tục truy bắt. Trong tổng số 136.759 phạm nhân (PN) đang chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ có: 4 - Về tội danh: 29.755 PN phạm các tội về xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của con người chiếm 21,7% tổng số PN (gồm: 12.543 PN phạm tội giết người; 4.243 PN phạm tội hiếp dâm; 9.859 PN phạm tội cố ý gây thương tích; 3.110 PN phạm các tội khác còn lại); 42.359 PN phạm các tội về xâm phạm sở hữu, chiếm 31% tổng số PN (gồm: 17.282 PN phạm tội trộm cắp tài sản; 16.794 PN phạm các tội cướp; 8.283 PN phạm các tội khác còn lại); 1.293 PN phạm các tội về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chiếm 0,9% tổng số PN; 176 PN phạm các tội về môi trường, chiếm 0 ,04% tổng số PN; 53.120 PN phạm các tội về ma túy, chiếm 38,8% tổng số PN; 7.052 PN ph ạm các tội về xâm phạm an toàn, trật tự công cộng, chiếm 5,1% tổng số PN; 650 PN phạm các tội về trật tự quản lý hành chính, chiếm 0,47% tổng số PN; 731 PN phạm các tội về chức vụ, chiếm 0,53% tổng số PN; 123 PN ph ạm các t ội về xâm phạm hoạt động tư pháp, chiếm 0,08% tổng số PN; 171 PN ph ạm t ội xâm phạm ANQG, liên quan ANQG (166 nam, 05 nữ); 1.329 PN còn l ại ph ạm các tội khác được quy định trong Bộ luật hình sự, chiếm 0,9% tổng số PN. - Về mức án: 5.386 PN mức án chung thân; 2.254 PN mức án trên 20 - 30 năm; 12.976 PN mức án từ trên 15 - 20 năm; 41.707 PN mức án t ừ trên 7 - 15 năm; 39.652 PN mức án từ trên 3 - 7 năm và 34.784 PN từ 3 năm trở xuống; - Phạm nhân là người nước ngoài có 427 PN (Nam: 357; Nữ: 70) thu ộc 23 quốc tịch. - Về độ tuổi: Dưới 18 tuổi: 981 PN; Từ 18 đến dưới 30 tu ổi: 61.753 PN; Từ 30 đến dưới 45 tuổi: 53.796 PN; Từ 45 đến dưới 60 tuổi: 18.505 PN; T ừ 60 tuổi trở lên: 1.724 PN; Số phạm nhân có tiền án là 40.933 người (chi ếm 29,9 % tổng số phạm nhân đang chấp hành án). 2. Kết quả công tác thi hành án phạt tù 2.1. Công tác thực hiện các quy định về chế độ giam giữ phạm nhân 2.1.1. Đã thực hiện đúng thủ tục, trình tự, thời gian đưa người b ị k ết án tù đi chấp hành án và công khai thông báo nơi (tiếp nhận phạm nhân) chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Thực hiện các quy định về thủ tục thi hành án hình sự, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 63 quy định về biểu mẫu, sổ sách công tác thi hành án hình sự và đã chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam, nhà t ạm gi ữ th ực hi ện đúng quy định về thủ tục, trình tự tiếp nhận bản án, quy ết định thi hành b ản án và lập hồ sơ đề nghị ra quyết định đưa đi chấp hành án đúng th ời h ạn, nên đã khắc phục cơ bản tình hình kéo dài thời gian giam giữ người bị kết án tù mà bản án đã có hiệu lực pháp luật ở các trại tạm giam, nhà tạm gi ữ. Công 5 tác tiếp nhận phạm nhân bảo đảm đúng người, đầy đủ hồ sơ và thực hi ện đúng quy định gửi thông báo đến Toà án đã ra quyết đ ịnh thi hành án, gia đình phạm nhân, cơ quan đại diện ngoại giao (đối với phạm nhân là người nước ngoài) và thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự các trường hợp có hình phạt bổ sung là hình phạt tiền hoặc bồi thường dân sự để các c ơ quan, t ổ chức và gia đình biết nơi phạm nhân chấp hành án và cơ quan chịu trách nhiệm giam giữ và giáo dục, cải tạo phạm nhân. Từ năm 2011 đến nay, đã triển khai công nghệ tin học ứng dụng vào quản lý phạm nhân để kết nối, tích hợp, lưu trữ tại trung tâm cơ sở dữ liệu c ủa C ơ quan qu ản lý thi hành án hình sự và Trung tâm thông tin tội phạm của Bộ Công an phục v ụ công tác quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù. 2.1.2. Thực hiện nghiêm túc các qui định về giam giữ, tri ển khai có hi ệu quả các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, quản lý chặt chẽ, tước bỏ các điều kiện phạm tội của phạm nhân, bảo vệ an toàn các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, giảm mạnh phạm nhân trốn thoát, phạm tội mới, góp phần quan trọng vào công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện các quy định về chế độ giam giữ của Luật Thi hành án hình sự và Thông tư số 37/2011/TT-BCA ngày 03/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại, các tr ại giam đã tiến hành giam giữ phạm nhân thành 02 khu (khu giam giữ phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thu ộc lo ại tái ph ạm nguy hiểm và khu giam giữ phạm nhân có mức án tù từ 15 năm tr ở xuống); k ết h ợp tổ chức giam giữ phạm nhân theo vùng lãnh thổ nên đã giảm khó khăn và chi phí áp giải đưa phạm nhân đi chấp hành án cho Công an các địa phương và gia đình đi thăm gặp phạm nhân. Trước tình hình phạm nhân tăng lên và có những diễn biến phức tạp mới, Bộ Công an đã phê duyệt và triển khai Đề án điều chỉnh quy hoạch các trại giam để đáp ứng yêu cầu giam giữ đến năm 2020 ; đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hướng dẫn các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ chủ động phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục An ninh, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an địa phương triển khai các phương án b ảo v ệ an toàn các cơ sở giam giữ; đấu tranh phòng, chống các hoạt động móc n ối giữa đối tượng ngoài xã hội với phạm nhân; triển khai các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, vũ trang, hành chính, pháp luật, khoa học - k ỹ thu ật và th ường xuyên tiến hành kiểm tra, lục soát nhà giam, trang bị phương ti ện, k ỹ thu ật giám sát an ninh các cơ sở giam giữ nên đã chủ động nắm được tình hình, phát hiện và kịp thời xử lý các vụ, việc phức tạp, đột xu ất x ảy ra; ngăn ng ừa 6 và đấu tranh vô hiệu hoá các hoạt động chống đối của số phạm nhân phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, liên quan ANQG, phạm nhân là người nước ngoài. Năm năm qua, với sự nỗ lực của các trại giam, trại tạm giam, nhà t ạm giữ và được sự phối hợp chặt chẽ của Công an các đơn vị, địa phương đã bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ sở giam giữ, xử lý k ịp th ời 09 v ụ ph ạm nhân gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ, bắt cóc con tin bảo đảm yêu c ầu pháp luật, nghiệp vụ, chính trị; năm 2016, không để xảy ra các vụ gây rối và chống đối tập thể; giảm mạnh số phạm nhân trốn trại (từ năm 2011 - 2016, số phạm nhân trốn thoát chỉ còn 08 trường hợp); đã xử lý 71.892 lượt phạm nhân vi phạm nội quy, quy chế giam giữ; đề nghị khởi tố 694 vụ gồm 806 phạm nhân phạm tội mới; mở các đợt khai thác thu được 20.026 tin tố giác hành vi vi phạm qui định về giam giữ và 6.046 nguồn tin tố giác tội phạm ngoài xã hội để chuyển đến các đơn vị nghiệp vụ, điều tra xác minh làm rõ và truy bắt đối tượng truy nã. 2.2. Công tác thực hiện chế độ, chính sách và giáo dục, c ải t ạo ph ạm nhân 2.2.1. Tất cả các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đã thực hiện đúng các chế độ ăn, mặc, học tập, sinh hoạt chữa bệnh, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần cho phạm nhân; thực hiện nghiêm túc chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội, t ạo môi trường thuận lợi để phạm nhân chấp hành bản án Thực hiện Luật Thi hành án hình sự, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 quy định về chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân. Theo quy định của Ngh ị định, ch ế đ ộ ăn của phạm nhân được nâng lên, được cấp phát thêm quần áo bảo h ộ lao động, chăn, mũ, nón, dép và mức sống phạm nhân được nâng lên phù h ợp v ới mức sống trung bình của người lao động nước ta trong giai đo ạn hi ện nay. Ngoài ra, các trại giam, trại tạm giam đã tổ chức cho ph ạm nhân tăng gia s ản xuất để cải thiện đời sống, sinh hoạt; tổ chức hệ thống căn tin phục vụ cho phạm nhân mua hàng thiết yếu bằng sổ lưu ký, giá cả được niêm y ết công khai, đáp ứng thêm nhu cầu sinh hoạt của phạm nhân, không còn tình tr ạng suy kiệt. Các chế độ thăm gặp; nhận quà; nhận, gửi thư; gọi điện thoại cho thân nhân có kiểm soát được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và h ướng dẫn của Bộ Công an. Việc thực hiện cho phạm nhân liên l ạc v ới gia đình qua điện thoại đã tác động tích cực đến tâm lý, tình c ảm của phạm nhân giúp h ọ yên tâm lao động cải tạo và đáp ứng nguyện vọng của gia đình họ, nhất là các 7 gia đình không có điều kiện thăm gặp thường xuyên. Công tác phòng, chữa bệnh cho phạm nhân được đặc biệt quan tâm, tất cả phạm nhân đều được kiểm tra sức khoẻ. Các bệnh xá trại giam, trại tạm giam được cải tạo, nâng cấp và đầu tư phương ti ện; b ổ sung đ ội ngũ bác s ỹ, y sỹ, y tá, dược tá để theo dõi sức khoẻ, khám chữa b ệnh cho ph ạm nhân. Công tác vệ sinh môi trường, phòng dịch được tiến hành thường xuyên, không để xảy ra dịch bệnh. Nhiều trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ được đầu tư hệ thống nước sạch. Phạm nhân bị bệnh nặng được điều trị, trường hợp vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá trại đều được đưa đi đi ều tr ị t ại phòng chữa bệnh riêng trong bệnh viện địa phương. Đến nay đã có 50 tr ại giam xây dựng phòng chữa bệnh riêng cho phạm nhân tại trung tâm y tế cấp huyện và bệnh viện cấp tỉnh rất thuận lợi cho công tác quản lý ph ạm nhân và giải toả được những băn khoăn, lo lắng của nhân dân điều trị tại các bệnh viện. Mặc dù những năm gần đây, số phạm nhân mắc bệnh truy ền nhi ễm có giảm nhưng vẫn còn nhiều, nhất là nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao, viêm gan B, gây rất nhiều khó khăn, áp lực cho công tác khám, chữa b ệnh ở các tr ại giam. Từ năm 2011-2016, qua xét nghiệm số phạm nhân có nguy cơ lây nhiễm cao khi vào trại giam đã phát hiện có 12.246 trường hợp mắc b ệnh lao, 71.036 phạm nhân nhiễm HIV, hiện nay còn 11.391 phạm nhân nhiễm HIV, chi ếm 8,3% tổng số phạm nhân giam giữ (trong đó có 1.469 tr ường h ợp chuy ển giai đoạn AIDS). Thực hiện chủ trương cho thân nhân được nhận thi thể, hài cốt, tro cốt phạm nhân chết về mai táng theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, từ năm 2011 đến nay các trại giam đã giải quyết cho 2.812 gia đình được nhận thi thể, tro cốt; 2.018 trường hợp bốc mộ về mai táng. Đây là chính sách mang đậm tính nhân văn, nhân đạo, phù hợp phong tục tập quán dân tộc, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhiều thân nhân, gia đình có phạm nhân chết, giảm số mộ chí tại các nghĩa địa trại giam và đến nay chưa có tr ường hợp nào gây ảnh hưởng an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường 2.2.2. Công tác giáo dục cải tạo, hướng nghiệp, đào t ạo ngh ề cho ph ạm nhân đã có nhiều đổi mới, cải cách mang ý nghĩa nhân văn, tạo môi trường thuận lợi để phạm nhân học tập, lao động, rèn luyện, cải t ạo ti ến b ộ. Đã thực hiện chủ trương xã hội hóa một bước công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân. - Để nâng cao chất lượng công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, những năm qua Bộ Công an đã ban hành Nội quy trại giam, Quy chế dân chủ trong trại giam; quy định hoạt động hoà giải, Ban tự quản phạm nhân; ban hành 4 tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù, quy định xếp loại thi đua chấp hành 8 án phạt tù và phối hợp với Bộ Tư pháp, B ộ Giáo dục và đào t ạo, B ộ Lao động, thương binh và xã hội, Cơ quan tuyên huấn, Hội Liên hi ệp ph ụ n ữ Vi ệt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam và một s ố cơ quan tổ chức nghiên cứu khoa học về giáo dục ban hành các Thông t ư liên tịch hướng dẫn về giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, dạy văn hóa, dạy nghề cho phạm nhân và triển khai nhiều hoạt động tuyên truy ền về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến pháp luật cho phạm nhân; phối hợp trong công tác giáo dục phạm nhân nữ, phạm nhân trong đ ộ tu ổi trưởng thành và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; tổ ch ức h ọc xoá mù ch ữ cho số phạm nhân không biết chữ. Kết quả, từ năm 2011 - 2016 các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức đoàn th ể địa phương tổ chức 8.666 lớp giáo dục về chính trị, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, 14.176 lớp học tập chương trình giáo dục pháp luật, 22. 840 lớp học tập chương trình giáo dục công dân, 423 lớp dạy văn hoá xoá mù chữ cho 2.152 phạm nhân; một số trại đã mở lớp dạy tiếng Việt cho phạm nhân là người nước ngoài để phục vụ công tác quản lý, giáo dục họ trong thời gian chấp hành án. Công tác giáo dục riêng, giáo dục cá biệt đối với phạm nhân có nhi ều tiền án, thường xuyên vi phạm nội quy, phạm nhân xếp loại cải tạo kém được quan tâm chú trọng để giúp những phạm nhân cá biệt ph ấn đ ấu c ải t ạo tiến bộ, giảm bớt những tiêu cực trong lối sống và hạn chế vi ph ạm. Các tr ại giam, trại tạm giam thường xuyên tổ chức hoạt động giáo dục bổ trợ, tổ chức các phong trào thi đua chấp hành án phạt tù; tổ chức sinh ho ạt câu l ạc b ộ, thành lập đội văn nghệ, thể dục thể thao... đáp ứng được một phần nhu cầu đời sống tinh thần, văn hoá, thông tin cho phạm nhân. Hàng năm, các trại giam, trại tạm giam đều tổ chức hội nghị gia đình phạm nhân để thông báo kết quả cải tạo và bàn biện pháp phối hợp trong giáo dục, c ải t ạo ph ạm nhân nên đã có tác dụng tốt. Công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, truyền nghề cho phạm nhân ngày càng được quan tâm để giúp phạm nhân sau khi ra trại về cộng đồng có c ơ hội tìm việc làm, ổn định cuộc sống, hạn chế tái phạm t ội. Theo ch ỉ đ ạo c ủa Bộ Công an, các trại giam và một số trại tạm giam đã mở nhi ều ngh ề cho phạm nhân lao động - học nghề. Đến nay, đã có 46 tr ại giam thành l ập Trung tâm dạy nghề cho phạm nhân; tổ chức hướng dẫn, đào tạo dạy ngh ề, truyền nghề cho 261.840 lượt phạm nhân với các nghề may mặc, xây dựng, mộc, cơ khí, thêu ren, thủ công mỹ nghệ, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông s ản... và đã có 2.328 PN được cấp chứng chỉ nghề. Do cải cách, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo d ục, c ải tạo - đào tạo nghề nên số phạm nhân cải tạo khá, trung bình hàng năm tăng và 9 số phạm nhân xếp loại cải tạo kém giảm dần. Năm 2011, số phạm nhân cải tạo kém chiếm tỷ lệ 9,51% thì đến năm 2016 giảm còn 5,54%. Thực hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước ta đối với người phạm tội, từ năm 2011 - 2016 đã đề nghị Toà án các địa phương quyết định giảm thời hạn ch ấp hành hình phạt tù cho 324.672 lượt phạm nhân (trong đó có 34.232 được giảm hết thời hạn) và 1.333 phạm nhân bị bệnh nặng được tạm đình chỉ chấp hành án; Chủ tịch nước quyết định đặc xá 03 đợt, tha tù trước thời hạn cho 44.397 phạm nhân ở các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; người đang đ ược hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Công tác xét giảm án, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, đặc xá được thực hiện công khai, đúng chính sách khoan hồng của Nhà nước, tạo điều kiện cho nhiều phạm nhân thật sự hối cải, quyết tâm cải tạo tiến bộ sớm trở về với gia đình và cộng đồng xã hội. 3. Công tác thi hành án hình sự ở các trại tạm giam, nhà tạm giữ 3.1. Công tác thi hành án phạt tù ở các trại tạm giam, nhà tạm giữ Để thực hiện đúng các quy định của Luật Thi hành án hình sự về phạm nhân chấp hành án tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ, Bộ Công an đã ch ỉ đ ạo, hướng dẫn các trại tạm giam, nhà tạm giữ thực hiện các chế độ, chính sách về ăn, ở, mặc, học tập, sinh hoạt, khám chữa bệnh, thăm gặp thân nhân, x ếp loại cải tạo, xét giảm thời hạn chấp hành án, đặc xá, t ạm đình chỉ nh ư ph ạm nhân chấp hành án ở các trại giam; tăng cường đầu tư xây dựng các công trình giam giữ phạm nhân, nên đã cải thiện điều kiện ở cho phạm nhân, không còn tình trạng giam giữ chung phạm nhân với người bị tạm giữ, tạm giam. Từ năm 2011, thực hiện quy định của Luật Thi hành án hình sự, các trại tạm giam, nhà tạm giữ đã nghiêm túc thực hiện quy định v ề số l ượng, m ức án phạm nhân để lại phục vụ ở các trại tạm giam. Tính đến 30/6/2016, còn 5.519 phạm nhân mức án dưới 05 năm đang chấp hành án tại 69 trại tạm giam và 625 nhà tạm giữ do lực lượng Công an quản lý (chiếm tỷ lệ 11% tổng số người bị tạm giữ, tạm giam). Việc quy định cho phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam, nhà t ạm giữ là cần thiết trong giai đoạn hiện nay để sử dụng số phạm nhân thuộc loại ít nghiêm trọng phục vụ tạm giữ, tạm giam không phải sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước hợp đồng thuê lao động bên ngoài và phục vụ có hiệu qu ả cho công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan t ư pháp t ừ Trung ương đ ến địa phương. 3.2. Công tác thi hành án tử hình Đã thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ, chính sách trong giam giữ người bị kết án tử hình và khắc phục khó khăn, vướng mắc để th ực hi ện quy định thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thay th ế thi hành b ằng hình 10 thức xử bắn. Thực hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, từ năm 1993 đến năm 2012, Quốc hội đã hai lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự (năm 1999 và 2009), trong đó đã bãi b ỏ hình phạt tử hình đối với 23 tội danh, chỉ còn 22 điều luật quy định khung hình phạt tử hình. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vẫn chưa có xu hướng giảm, nhất là tội phạm về ma túy, tội phạm giết người - cướp tài sản, giết người - hiếp dâm, tội phạm giết người mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng… Theo số liệu thống kê, số người bị kết án tử hình còn đến ngày 30/6/2011 chuyển sang là 336; số tăng từ 01/7/2011 đến 30/6/2016 là 1.134; số giảm là 789 (bao gồm: 429 trường hợp đã thi hành án; 179 trường hợp được Chủ tịch nước ân giảm xuống tù chung thân; 65 trường hợp Tòa phúc thẩm xét xử xuống chung thân và 21 năm; 80 trường hợp hủy án điều tra lại: 36 trường hợp chết), đến ngày 1/7/2016 còn 681 người bị kết án tử hình. Để tổ chức quản lý, giam giữ chặt chẽ người bị kết án tử hình, B ộ Công an đã ban hành quy định về quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình; chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thường xuyên phối hợp với Vi ện Kiểm sát, Toà án nhân dân có thẩm quyền theo dõi chặt chẽ các bản án t ử hình; kịp thời chuyển các kháng cáo, đơn kêu oan, đơn xin ân gi ảm án t ử hình của người bị kết án đến các cơ quan có trách nhiệm xem xét, gi ải quy ết theo quy định; tăng kinh phí đầu tư xây dựng các khu giam gi ữ, trang b ị các phương tiện và thực hiện giám sát nghiêm ngặt 24h/24h, thực hiện đúng các chế độ theo quy định, nhất là chế độ ăn, mặc, ở, vệ sinh, phòng, chữa bệnh kết hợp với cảm hoá, giáo dục để giảm áp lực tâm lý căng thẳng cho người bị kết án tử hình. Tuy nhiên, do tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, phải áp dụng chế độ giam giữ nghiêm ngặt và thời gian giam gi ữ đ ến khi thi hành án thường kéo dài nên tác động rất lớn đến tâm lý, t ư t ưởng c ủa đối t ượng giam giữ, phần lớn các đối tượng liên tục chống đối, tìm mọi cách tr ốn, m ột s ố bi quan dẫn đến tự tử, trong khi đó, nhiều trại tạm giam thi ếu bu ồng giam riêng người bị kết án tử hình, chỉ có 36/70 trại tạm giam mới xây dựng khu v ực giam riêng nên công tác quản lý, giam giữ gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Thực hiện quy định hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thay thế hình thức xử bắn và quy định giải quyết cho thân nhân được nhận thi thể, tro cốt, hài cốt người bị thi hành án tử hình về mai táng c ủa Lu ật Thi hành án hình sự năm 2010, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp v ới các b ộ, ngành tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và phê duy ệt giai đoạn 1 Đề án triển khai thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cho 15 11 Công an địa phương. Theo lộ trình Đề án được Chính phủ phê duyệt, Bộ Công an đã chỉ đạo xây dựng thí điểm 05 nhà thi hành án tử hình tại 05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Hiện nay đang tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 05 nhà thi hành án tử hình ở 05 địa phương theo khu v ực lãnh th ổ nh ằm giảm tải cho các nhà thi hành án tử hình hiện có). Do thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc lần đầu áp dụng ở nước ta, vì vậy, quá trình triển khai thực hiện nảy sinh nhiều v ấn đ ề khó khăn, v ướng mắc, nhất là nguồn thuốc phục vụ thi hành án. Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, Ngành liên quan tham mưu Chính phủ ban hành Ngh ị định số 47/2013/NĐ-CP ngày 13/5/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Ngh ị định số 82/2011/NĐ-CP; phối hợp ban hành Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BCA-BQP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 06/6/2013 hướng dẫn tổ chức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc; đồng th ời ch ỉ đ ạo Công an các đơn vị, địa phương tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc . Đến tháng 8/2013, đã hoàn thành xong việc xây dựng, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị, d ụng c ụ ph ục v ụ thi hành án tử hình và tổ chức tập huấn về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cho cán bộ được giao nhiệm vụ này và từ tháng 8/2013 đ ến 30/6/2016 đã thi hành án tử hình 429 trường hợp bằng hình thức tiêm thuốc độc bảo đảm an toàn, đúng pháp luật và đã giải quyết cho 313 trường hợp giao cho gia đình nhận tử thi, tro cốt về an táng bảo đảm an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc và giải quyết cho gia đình nhận tử thi về mai táng tuy có những phức tạp, tốn kém hơn so với thi hành bằng hình thức xử bắn nhưng thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Nhà nước và phù hợp với xu thế thi hành án tử hình trên thế giới. 4. Công tác thi hành án trục xuất Đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành liên quan gi ải quy ết nhi ều khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành án trục xuất thi hành đúng quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm đ ược các yêu c ầu pháp luật, nghiệp vụ và đối ngoại. Thực hiện đường lối mở rộng quan hệ quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tình hình người nước ngoài đến công tác, lao động, học t ập, du lịch tại Việt Nam tăng lên. Bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện tội phạm nước ngoài đến hoạt động phạm tội tại nước ta và số bị xử hình phạt trục xuất có xu hướng tăng . Thực hiện các quy định về thi hành án trục xuất, từ ngày 01/7/2011, việc thi hành án phạt trục xuất giao cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh. Bộ Công an đã chủ trì, ph ối h ợp v ới các B ộ, Ngành đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2012/NĐ-CP ngày 12 17/02/2012 quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người l ưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh và phối hợp với B ộ Quốc phòng, B ộ Ngo ại giao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành án phạt trục xuất thay thế các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành án trục xuất tr ước đây, từ ngày 01/7/2011 đến 01/7/2016, Cơ quan thi hành án hình sự Công an các địa phương đã tổ chức thi hành án phạt trục xuất đối với 54 trường hợp (gồm các quốc tịch: Trung Quốc: 26; Malaysia: 09; Philippines: 05; Nga: 03; Hàn Quốc: 02; Campuchia: 02; Peru: 02; Na Uy: 01; Hoa Kỳ: 01; Úc: 01; Lào: 01; Nigeria: 01), triển khai xây dựng 02 cơ sở lưu trú để quản lý những ph ạm nhân nước ngoài đã chấp hành xong hình phạt tù và những người b ị x ử án phạt trục xuất trong thời gian chờ xuất cảnh. 5. Công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn Đã chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã triển khai nhi ệm v ụ h ướng dẫn, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức triển khai công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, t ước m ột s ố quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có hiệu quả, khắc phục cơ bản những tồn t ại, buông l ỏng kéo dài trong những năm trước khi ban hành Luật Thi hành án hình sự. Việc thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn từ ngày 30/6/2011 trở về trước, pháp luật nước ta giao cho chính quy ền xã, phường, thị tr ấn ch ịu trách nhiệm giám sát, giáo dục và Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định hướng dẫn về trình tự, thủ tục, tổ chức thi hành các hình phạt này. Nhưng do pháp luật chưa quy định giao cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn các địa phương thi hành đã dẫn đến tình tr ạng trên th ực t ế các hình ph ạt này không được theo dõi, quản lý, thi hành nghiêm minh. Sau khi Lu ật Thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, Bộ Công an đã ch ỉ đạo Công an các địa phương tiến hành đợt tổng kiểm kê, rà soát s ố ng ười chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn để lên danh sách, l ập h ồ s ơ, vào sổ theo dõi, quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đ ịa ph ương kh ắc phục ngay những sơ hở, yếu kém để nâng cao hiệu lực thi hành án t ại xã, phường, thị trấn. Đến ngày 01/7/2016 có 48.555 người đang chấp hành án tại xã, phường, thị trấn bao gồm: 44.485 người chấp hành án treo, 3.616 người đang chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, 368 người chấp hành hình phạt quản chế, 06 người phải chấp hành hình phạt tước một số quyền công dân và 80 người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Công an các địa phương đang chỉ đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã mở h ồ s ơ, s ổ theo dõi và tổ chức quản lý, giám sát; phối hợp với các c ơ quan Toà án, Ki ểm sát cùng cấp để từng bước giải quyết những tồn đọng từ 30/6/2011 tr ở v ề 13 trước. Việc giao cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huy ện nhi ệm v ụ chỉ đạo Công an cấp xã tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức thi hành các bản án hình sự tại xã, phường, thị trấn đã bảo đảm đ ược s ự t ập trung, thống nhất thực hiện theo quy định của pháp luật và đã khắc phục được nhiều sơ hở, buông lỏng kéo dài trong nhiều năm trước đây. 6. Kết quả thi hành biện pháp tư pháp Đã tổ chức triển khai thi hành nghiêm túc các quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, đưa vào trường giáo dưỡng và giáo dục người chưa thành niên tại xã, phường, thị trấn. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, việc thi hành các biện pháp tư pháp từ 30/6/2011 trở về trước được giao cho các bệnh viện tâm thần thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh; trường giáo dưỡng thi hành biện pháp t ư pháp đưa vào trường giáo dưỡng; Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ chức xã hội chịu trách nhiệm thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị tr ấn, nhưng pháp luật không quy định giao cho cơ quan cụ thể quản lý, theo dõi, hướng dẫn thi hành các biện pháp tư pháp, dẫn đến không quản lý và n ắm được tình hình thi hành các quyết định áp dụng biện pháp tư pháp. Sau khi ban hành Luật Thi hành án hình sự năm 2010, quy định l ực l ượng Công an chịu trách nhiệm thi hành các biện pháp tư pháp, B ộ Công an đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17/02/2012 quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội và chỉ đạo Công an các địa phương ti ến hành kiểm kê lại số người bị áp dụng biện pháp tư pháp. Hiện nay có 82 người đang bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; 02 trường hợp đang chấp hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng và 06 trường hợp đang thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Công an các địa phương đã phối hợp cơ sở chữa bệnh tâm thần để theo dõi thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã, các nhà tr ường th ực hi ện việc quản lý, giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội bị áp d ụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; các trường giáo dưỡng đã thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, giáo d ục ng ười ch ưa thành niên phạm tội. Tình hình thi hành các quyết định áp dụng biện pháp tư pháp đã được quản lý chặt chẽ và theo đúng quy định của pháp luật. 7. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đã được tăng cường đáp ứng yêu cầu triển khai Luật Thi hành án hình sự Để giải quyết những khó khăn về cơ sở vật chất và giải quy ết tình hình 14 quá tải, xuống cấp cho các cơ sở giam giữ, Bộ Công an đã báo cáo, trình Th ủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án 611 cải tạo, sửa chữa, xây dựng các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và đầu tư trang bị, phương tiện phục vụ yêu cầu giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân và chỉ đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật chủ trì, cùng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục Tài chính nghiên cứu cải tiến mẫu thiết kế nhà giam theo tiêu chuẩn an toàn, thoáng mát, vệ sinh và cải tiến các thủ tục lập, phê duyệt, cấp vốn dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở giam giữ, trang bị phương tiện phục vụ yêu cầu giam giữ, cải tạo phạm nhân. Đến nay, đã đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng được 77/166 phân trại giam với diện tích 217.074m2, điều kiện ở của phạm nhân đã được cải thiện một bước, nhưng bình quân diện tích sàn nằm mới đạt 1,66 m2/1PN (quy định là 2m2/1PN). Cơ sở hạ tầng của các trại giam, trại tạm giam, nhà t ạm gi ữ tuy còn khó khăn (nhất là các trại tạm giam, nhà tạm giữ) nhưng đã có nhi ều c ải thi ện, có điện lưới quốc gia, hệ thống giao thông được cải tạo, nâng cấp tốt hơn, nhiều buồng giam người bị kết án tử hình, phạm nhân phạm các tội xâm phạm ANQG và số buồng giam loại phạm nhân nguy hiểm đã được trang bị thiết bị nghe nhìn, máy dò kim loại . Tất cả các cơ sở giam giữ đã được trang bị hệ thống thông tin liên lạc, thu được tín hiệu của các kênh truy ền hình Trung ương, địa phương nơi trại đóng; phương tiện phục vụ công tác, chiến đấu, vận tải hàng hoá, cấp cứu được tăng cường; tất cả các trại giam, tr ại tạm giam đều được thành lập và xây dựng bệnh xá; 50 tr ại có bu ồng đi ều tr ị cho phạm nhân tại trung tâm y tế cấp huyện, bệnh viện cấp tỉnh và bệnh viện chuyên khoa khu vực thuộc Bộ Y tế; nhiều trại giam, trại t ạm giam đ ược trang bị máy phân tích nước tiểu tự động, máy điện tim, máy chụp X-Quang, máy siêu âm, phục vụ yêu cầu khám, chữa bệnh cho phạm nhân và cán b ộ. Nhiều trại đã được đầu tư nước sinh hoạt và xây dựng hệ thống nước thải sinh hoạt. Cơ sở vật chất phục vụ cán bộ, chiến sĩ ở các trại giam, trại tạm giam và nhiều nhà tạm giữ cũng đã được quan tâm đầu tư, mở rộng diện tích nhà làm việc, nhà ăn tập thể, nhà doanh trại, xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp nước sạch, trang bị máy tính đã cải thiện điều kiện làm vi ệc, ở, sinh hoạt cho cán bộ, chiến sỹ. 8. Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ Cảnh sát thi hành án hình sự 8.1. Đã triển khai thành lập và kiện toàn tổ chức, bộ máy C ơ quan thi hành án hình sự Công an các cấp, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ trong Công an nhân dân để thực 15 hiện các nhiệm vụ quản lý và tổ chức thi hành án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án hình sự Để triển khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình s ự trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định số 77/2009 ngày 15/9/2009 của Chính phủ, trên cơ sở Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng, Tổng cục chính tr ị Công an nhân dân đã đề xuất Bộ Công an triển khai thành lập Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trực thuộc Bộ và Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an cấp tỉnh, Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an cấp huyện. Đồng thời Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 25/2012/TT-BCA ngày 02/5/2012 quy định về Th ủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự, C ơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân và Thông tư số 22/TT-BCA ngày 15/5/2015 về tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh thi hành án viên trong CAND và bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của các trại giam, trại tạm giam và Công an cấp xã thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn cho phù h ợp v ới quy đ ịnh của Luật Thi hành án hình sự. Trong điều kiện biên chế hạn chế, nhưng Bộ Công an đã quan tâm điều chỉnh bảo đảm biên chế cho các tr ại giam là 23.814 cán bộ, chiến sỹ (trong đó có 17.341 sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật); Công an các địa phương quan tâm điều chỉnh bảo đ ảm biên chế 7892 cán bộ, chiến sỹ làm công tác thi hành án hình s ự và h ỗ tr ợ t ư pháp và đã có 63/63 Công an cấp tỉnh và 697/697 Công an cấp huyện hoàn thành việc bổ nhiệm các chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự. Sau khi thành lập các Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các địa phương, các tr ại giam tổ chức các đợt tập huấn pháp luật, nghiệp vụ theo hướng t ừng b ước th ực hi ện chuyên môm hóa, chuyên sâu để kịp thời triển khai thực hi ện quy đ ịnh c ủa Luật Thi hành án hình sự. Hiện nay, Bộ Công an đã trình Thủ trướng Chính phủ “Đề án quy hoạch tổng thể phát triển các Cơ quan điều tra, giám định t ư pháp, Cơ quan thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trong Công an nhân dân từ nay đến năm 2020” để có kế hoạch thực hiện bảo đảm biên ch ế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công tác thi hành án hình sự trước mắt và lâu dài. 8.2. Về công tác đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Để nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ, pháp luật, khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm công tác thi hành án hình sự, Bộ 16 Công an đã chỉ đạo các Học viện, trường Đại học Cảnh sát nhân dân thành lập khoa đào tạo chuyên ngành Cảnh sát thi hành án hình sự và h ỗ tr ợ t ư pháp và thành lập Trường trung cấp Cảnh sát nhân dân VI (T51). Trong 5 năm qua đã đào tạo 3.410 chỉ tiêu hệ chính quy trung cấp, 3.620 chỉ tiêu hệ vừa h ọc vừa làm, ngoài ra được sự giúp đỡ của Học viện Quân y 103, H ọc vi ện Biên phòng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Phân vi ện Hà Nội) đã hợp tác mở các lớp đào tạo cán bộ y tế, c ảnh sát vũ trang cho các tr ại giam, trại tạm giam. Đến nay, Bộ Công an đã có 0,47% cán bộ, chi ến sĩ có trình độ trên đại học; 33,6% cán bộ, chiến sĩ có trình độ đại học, cao đ ẳng; 54,5% cán bộ, chiến sĩ có trình độ trung học về các lĩnh vực nh ư chính tr ị, pháp luật, nghiệp vụ, quân sự, sư phạm, tin học, y tế, khoa học kỹ thuật. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ làm công tác trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ được quan tâm, bao gồm chế độ bồi dưỡng, phụ cấp trách nhiệm, chế độ cho cán bộ trực tiếp quản lý, giáo d ục th ường xuyên tiếp xúc với phạm nhân nhiễm HIV/AIDS, chế độ đối với cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ tham gia thi hành án tử hình và kịp thời khen th ưởng cho các đơn vị, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp. Những chế độ, chính sách trên đã động viên cán bộ, chi ến sỹ phấn khởi, yên tâm công tác. 9. Công tác hợp tác quốc tế trong thi hành án hình sự Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an tham gia Tổ chức các cán bộ trại giam khu vực châu Á - Thái Bình D ương, tham gia Hội nghị thường niên Hiệp hội nhà tù thế giới, tổ chức đối tho ại v ới nhiều Đoàn cán bộ trại giam các nước, các tổ chức nhân quyền thế giới và khu vực. Thực hiện đường lối hội nhập quốc tế, Bộ Công an đã chỉ đ ạo C ục đối ngoại và Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp chủ động tham gia các t ổ chức này để trao đổi kinh nghiệm trong công tác thi hành án hình sự giữa nước ta với các nước. Tuyên truyền chính sách thi hành án hình sự nhân đ ạo, khoan h ồng, pháp luật về thi hành án hình sự của Đảng, Nhà nước ta đ ối v ới ng ười ph ạm tội, góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu c ủa các th ế l ực thù đ ịch vu cáo Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, đồng thời hiểu thêm kinh nghi ệm trong xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành án hình sự của các n ước trong khu v ực và trên thế giới. Công tác phối hợp chuyển giao người bị kết án tù giữa Vi ệt Nam và các nước cũng được tăng cường. Đến nay, được sự đồng ý của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành có 17 liên quan tiến hành đàm phán, làm thủ tục báo cáo Nhà n ước ký chính thức 09 Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Vi ệt Nam v ới các nước: Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan (đã có hiệu lực thi hành) và Hungari; Cộng hòa Ấn Độ, Liên bang Nga, C ộng hòa Xri-lan-ca, Tây Ban Nhà (chưa có hiệu lực thi hành); Ký tắt 02 Hiệp định v ề chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc, V ương quốc Campuchia (đang chờ ký chính thức). Hiện nay, Nhà nước ta cũng đang dự thảo và tiến hành đàm phán, tiến tới ký kết các hiệp đ ịnh chuy ển giao người bị kết án phạt tù với các nước: Cuba, Hoa Kỳ, Mianma, Mông Cổ và Xingapore. Trong 05 năm (2011 - 2016), thực hiện Luật Thi hành án hình s ự cùng với Luật tương trợ tư pháp và các Hiệp định về chuyển giao người bị kết án ph ạt tù, đã chuyển giao 04 người bị kết án phạt tù từ Việt Nam ra nước ngoài (Lào: 02; Anh: 01; Hàn Quốc: 01) và tiếp nhận 03 người bị kết án phạt tù từ Vương quốc Anh về Việt Nam tiếp tục chấp hành án. 10. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp lu ật trong công tác thi hành án hình sự Bộ Công an luôn quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong thi hành án hình sự, nh ất là trong thi hành án phạt tù. Hàng năm, Cơ quan thanh tra thu ộc B ộ Công an; C ơ quan thanh tra thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ tr ợ t ư pháp thành lập các đoàn công tác đi thanh tra, kiểm tra chuyên đ ề, ki ểm tra toàn diện các mặt công tác ở các trại giam. Công an các tỉnh, thành ph ố cũng thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong thi hành án hình sự ở trại tạm giam, nhà tạm giữ và Công an cấp huyện, Công an cấp xã. Chú trọng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy chế, về công tác quản lý, giáo dục và thực hiện chế độ, chính sách đối v ới các lo ại đ ối tượng; chủ động ban hành các kế hoạch kiểm tra những lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra về công tác thi hành án hình sự đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm về chế độ giam giữ, vi phạm tiêu chuẩn ăn, mặc, ở, nhận quà, ch ữa bệnh, giảm án, sử dụng kết quả lao động của phạm nhân, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm và biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến trong việc chấp hành pháp luật về thi hành án hình s ự; đ ồng th ời kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách, pháp luật về thi hành án hình sự. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự đã thực hiện ti ếp nhận, phân 18 loại và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Lu ật Thi hành án hình sự. Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị có đơn thư khiếu nại, tố cáo nếu sau khi xác minh việc khiếu nại, tố cáo là đúng thì ph ải t ổ ch ức ki ểm điểm và xử lý kỷ luật nghiêm túc theo đúng quy định. Trong 05 năm qua, Cơ quan Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Tổng cục VIII đã tiếp nhận 70 đơn khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự và đã xác minh, giải quyết 66 đơn (còn 04 đơn đang giải quyết). Các trại giam đã tiếp nhận và chuyển 336 đơn kêu oan của phạm nhân ở các trại giam và 82 đơn kêu oan của người bị kết án tử hình ở các trại tạm giam đến các cơ quan có trách nhiệm giải quyết. 11. Đánh giá chung Qua 05 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp tạo nhiều chuyển biến trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức công tác thi hành án hình sự, kết quả lớn nhất là đã thi hành nghiêm minh các bản án, quy ết định của Toà án các cấp xét xử, nhất là các bản án phạt tù, t ử hình, tr ục xu ất; b ảo đảm an toàn các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; thực hi ện tốt chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước đối với người phạm tội; công tác giáo dục cải tạo phạm nhân, người bị kết án t ử hình và công tác quản lý, tổ chức giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường, th ị trấn, thi hành các biện pháp tư pháp ngày càng có hiệu quả. Từ năm 2011 – 2016 đã trả tự do cho 449.668 người chấp hành xong hình phạt tù, bao gồm tha hết án: 280.739 người (Phụ lục số 3); đặc xá: 44.397 người và 124.532 người đã chấp hành xong hình phạt tại xã, phường, thị trấn (Phụ lục số 4) và qua khảo sát có 74,5 % người chấp hành xong hình phạt tù, 96,98 % người được đặc xá, 98,9 % người chấp hành xong hình phạt tại xã, phường, thị trấn đã phấn đấu trở thành người lương thiện. Cơ sở vật chất phục vụ công tác thi hành án ngày càng được tăng cường; tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý và thi hành án hình sự đã đ ược tri ển khai, ki ện toàn t ừ Bộ Công an đến Công an các địa phương theo hướng tập trung thống nhất, từng bước chuyên môn hóa. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào bảo đảm thi hành nghiêm minh pháp luật và phục vụ có hi ệu qu ả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm, giữ gìn ổn định an ninh trật tự, tạo môi trường thuận lợi để đất nước phát triển kinh tế - xã hội. Phần thứ hai 19 TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I. TỒN TẠI, HẠN CHẾ Bên cạnh kết những quả đã đạt được, quá trình triển khai Lu ật Thi hành án hình sự còn có những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc như sau: Một là: Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy phạm pháp lu ật đã hướng dẫn kịp thời, nhưng quá trình thi hành trong thực tiễn đã bộc lộ một số bấp cập, khó khăn và vướng mắc (1) Hệ thống pháp luật về thi hành án hình sự chưa thống nhất, thậm chí còn có một số quy định chưa phù hợp với văn bản pháp luật khác gây khó khăn trong tổ chức thực hiện. (2) Về quy định giam giữ đã áp dụng nguyên tắc cá thể hóa trong tổ chức phân loại giam gi ữ phạm nhân, nhưng chưa quy định chế độ giam giữ nghiêm ngặt phù hợp với tính chất của từng loại tội phạm (giam giữ nghiêm ngặt và ít nghiêm ng ặt) nên đã gây khó khăn trong quản lý số phạm nhân loại nguy hiểm, chống đ ối; chưa có quy định cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm trưng cầu giám đ ịnh và kinh phí giám định pháp y, giám định y khoa dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xác định sức khỏe để có cơ sở áp giải đi thi hành án ho ặc đ ề nghị tiếp tục hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; các quy định về trích xuất phạm nhân phục vụ điều tra, truy tố, xét xử, hoạt động nghi ệp v ụ và quản lý hồ sơ phạm nhân tạm đình chỉ chấp hành án, quy định đ ưa ph ạm nhân chấp hành xong án phạt tù có hình phạt bổ sung là quản chế về nơi cư trú, giải quyết phạm nhân là người nước ngoài chết đang còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn; chưa có quy định cụ thể giải quyết trục xuất đối với các trường hợp nhập cảnh trái phép, không có hộ chiếu, không có gi ấy t ờ xác nhận quốc tịch, chưa thực hiện xong hình phạt tiền hoặc bồi thường dân sự nên khó khăn trong thực hiện xuất cảnh khỏi Việt Nam. Pháp lu ật cũng ch ưa quy định cụ thể, rõ ràng quyền công dân bị tước bỏ, quy ền b ị h ạn ch ế và quyền được pháp luật bảo vệ, nhất là các quyền, lợi ích hợp pháp v ề dân s ự, kinh tế, hôn nhân... đối với phạm nhân, dẫn đến trong tổ chức thực hiện chưa thống nhất cả về nhận thức và thi hành, có nơi thì hạn chế các quy ền, l ợi ích của người bị kết án, nhưng có nơi lại mở rộng quyền, lợi ích của người bị kết án. (3) Về thi hành án tử hình chưa có quy định cụ thể quy ền kết hôn, hiến xác, hiến tạng của người bị kết án tử hình nên khi xem xét, giải quyết đơn rất lúng túng, vướng mắc, chưa có quy định thời gian xem xét, gi ải quy ết đơn xin ân giảm, đơn kêu oan nên thời gian giam giữ người bị kết án t ử hình thường kéo dài gây áp lực lớn cho công tác quản lý, giam giữ; (4) Về thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn quy định chế tài xử phạt các tr ường h ợp vi phạm nghĩa vụ chấp hành án còn nhẹ, chưa đủ mạnh để răn đe và giáo dục các trường hợp cố tình không chấp hành bản án; quy đ ịnh tính th ời gian ch ấp 20 hành án các trường hợp bỏ đi khỏi nơi cư trú chưa phù hợp, nên khi hết thời hạn chấp hành án vẫn phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt. Hai là: Trong tổ chức thực hiện thi hành án hình sự còn nhiều vi phạm: (1) Một số trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ không thi hành đúng các quy định về quản lý, giam giữ và có nơi vi phạm nghiêm tr ọng quy đ ịnh v ề qu ản lý, buông lỏng công tác kiểm tra, lục soát nhà giam, buồng giam để xảy ra tình hình phạm nhân tụ tập đông gây rối trật tự, phá tài sản, bắt cóc con tin đòi yêu sách, tình hình phạm nhân trốn khỏi nơi giam giữ, phạm tội mới, t ự t ử, tai nạn, đánh giết nhau có giảm nhưng chưa giảm nhiều; tình trạng đưa trái phép điện thoại, ma túy, đồ vật cấm vào cơ sở giam giữ vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí còn để xảy ra nữ bị kết tử hình mang thai trong thời gian giam gi ữ; (2) Chất lượng công tác giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân đã có những đổi mới và nâng cao một bước, nhưng do đặc điểm đối tượng giáo dục là phạm nhân rất khác nhau về mức án, tính chất tội phạm, trình độ văn hoá, gi ới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, địa bàn cư trú đang là v ấn đ ề khó khăn đặt ra cho cả các trại giam, trại tạm giam và toàn xã h ội, nh ất là xây dựng các chương trình, nội dung giáo dục phù hợp với từng loại phạm nhân. (3) Hiện nay việc tổ chức giáo dục, đào tạo nghề cho phạm nhân ch ủ y ếu do các trại giam, trại tạm giam thực hiện, ngân sách đầu tư cho công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho phạm nhân nhiều hạn chế, thiếu đội ngũ cán b ộ dạy nghề có trình độ cao nên kết quả dạy nghề, truyền nghề chưa th ật sự phù hợp với nhu cầu lao động xã hội của địa phương nơi phạm nhân về cư trú, nhiều phạm nhân ra trại không sử dụng được nghề đã được đào tạo để lao động ổn định cuộc sống; (4) Công tác thi hành án hình sự; thi hành các biện pháp tư pháp tại xã, phường, thị trấn, nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm tổ chức thực hiện, chưa huy động được các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư tham gia vào quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án nên không được thi hành nghiêm túc trong thực tế. Hoạt động tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án ph ạt tù kết quả còn hạn chế chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, một số địa phương làm còn hình thức, lúng túng trong tri ển khai th ực hiện. Ba là: Công tác phối hợp giữa các cơ quan Điều tra, Kiểm sát, Tòa án với Cơ quan thi hành án hình sự và Chính quyền cấp xã trong công tác trao đổi thông báo, thông tin về người bị xử phạt tù được tại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chưa chặt chẽ đã ảnh hưởng đến công tác theo dõi và áp giải đi chấp hành án. Tình trạng ra quyết định cho hoãn, tạm đình ch ỉ chấp hành án phạt tù còn sơ hở; hầu hết các trường hợp cho tại ngoại không thực hiện đặt tiền hoặc tài sản để bảo lãnh theo quy định t ại Đi ều 93 c ủa B ộ 21 luật Tố tụng hình sự để bảo đảm thi hành án, nên sau khi có quy ết định thi hành án, tiến hành áp giải nhiều đối tượng đã trốn, phải truy nã r ất khó khăn, tốn kém, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến còn nhiều đối tượng tr ốn thi hành án ở nước ta. Một số trường hợp thời hạn được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù vì lý do mắc bệnh hiểm nghèo, nuôi con dưới 36 tháng tu ổi kéo dài; cá biệt có trường hợp lập giả bệnh án để được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án gây bức xúc trong dư luận xã hội; công tác theo dõi, qu ản lý, giám sát người được hoãn, tạm đình chỉ chưa chặt chẽ. Bốn là: Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ thi hành án hình sự tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu t ổ ch ức thi hành án, nhất là về cơ sở giam giữ ở các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, di ện tích bình quân sàn nằm hiện nay mới chỉ đạt 1,60m2/1PN. Trong trại giam có nhiều loại phạm nhân phải giam riêng, quản lý riêng theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, nhưng trên thực tế còn thiếu nhà giam riêng; m ột s ố tr ại giam phải sử dụng nhà cấp 4 để giam giữ phạm nhân, nhiều trại tạm giam chưa được đầu tư xây dựng khu giam giữ người bị kết án tử hình, hầu hết các nhà tạm giữ chưa có buồng giam giữ phạm nhân; phương tiện kỹ thuật, vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ giam giữ, phòng chống cháy, nổ, chống bạo loạn, làm reo chưa được trang bị đủ để quản lý, giám sát phạm nhân và bảo đảm an ninh, an toàn trại. Kinh phí cấp cho công tác thi hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn và tái hòa nhập cộng đồng rất hạn ch ế, không b ảo đ ảm cho các địa phương trong hoạt động quản lý, giám sát, giáo dục ng ười ch ấp hành án, người được đặc xá, người chấp hành xong hình phạt tù. Năm là: Tổ chức, bộ máy làm nhiệm vụ thi hành án và hỗ trợ tư pháp đã được thành lập và kiện toàn từ Bộ đến Công an cấp tỉnh, cấp huyện, nhưng do tình hình đối tượng thi hành án hình sự tăng lên và thực hiện chủ tr ương tinh giản biên chế nên vẫn thiếu so với yêu cầu công tác; trình đ ộ nghi ệp v ụ, pháp luật còn hạn chế, số lượng cán bộ, chiến sỹ có trình độ đ ại h ọc, cao đẳng mới chỉ đạt 33,6%, trong khi đó một số Công an địa phương chưa quan tâm đúng mức công tác xây dựng đội ngũ cán bộ thi hành án hình s ự còn b ố trí cán bộ năng lực hạn chế, thậm chí điều động cán bộ có khuyết đi ểm, k ỷ lu ật đến công tác ở các đơn vị thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, trại tạm giam, nhà tạm giữ nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tổ chức thi hành án và yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay; các chế độ, chính sách còn nhi ều b ất c ập, chưa có chế độ phụ cấp cho cán bộ cấp xã làm công tác thi hành án hình sự và tái hoà nhập cộng đồng nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác tổ chức thi hành ở cơ sở. II. NGUYÊN NHÂN CỦA TỒN TẠI, HẠN CHẾ 22 1. Về khách quan Luật Thi hành án hình sự được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 vẫn còn nhiều bất cập. Tình hình người bị kết án phạt tù, tử hình trong 05 năm qua tăng, tính chất tội phạm nguy hi ểm, di ễn bi ến ph ức tạp hơn đã tạo ra áp lực rất lớn cho công tác giam giữ và ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, biên chế cán bộ cho Cơ quan thi hành án hình sự Công an các cấp và các trại giam, tr ại t ạm giam, nhà t ạm giữ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý các đối tượng . Lực lượng Công an mới đảm nhận thêm nhiệm vụ thi hành án treo, c ải t ạo không giam gi ữ, qu ản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, thi hành các biện pháp tư pháp, đang phải từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém kéo dài trong nhiều năm, để tổ chức lại việc thi hành án theo quy định pháp luật. 2. Về chủ quan Các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền, các ngành, các cấp và lãnh đạo một số Công an các đơn vị, địa phương còn chưa nhận thức chưa đầy đủ, toàn diện và thống nhất về vai trò, vị trí của công tác thi hành án hình s ự, nên trong thực tế mới chỉ quan tâm đến thi hành án phạt tù, t ử hình, tr ục xu ất, chưa quan tâm hoặc thậm chí có nơi buông lỏng công tác tổ chức thi hành các hình phạt khác. Ý thức chấp hành pháp luật của một số cán b ộ, công ch ức và người chấp hành án chưa cao, còn xảy ra các vi phạm về quản lý, giam giữ và thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân, người bị kết án t ử hình, thậm chí có trường hợp vi phạm nghiêm trọng, phải xử lý kỷ luật, đặc biệt có trường hợp bị truy tố trước pháp luật; công tác phối h ợp gi ữa các c ơ quan có liên quan trong công tác tổ chức thi hành án hình sự còn thiếu thống nhất, nhịp nhàng. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Thực tiễn tổng kết 05 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự có thể rút ra 07 bài học kinh nghiệm sau đây: Một là: Trong quá trình tổ chức thực hiện công tác thi hành án hình sự phải quán triệt quan điểm nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước ta và vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa trừng trị với việc thực hiện tốt chính sách nhân đạo; quản chế phải nghiêm ngặt, đúng pháp luật kết hợp giáo dục pháp luật, công dân, văn hoá với lao động cải tạo, dạy nghề. Mọi hoạt động tổ chức thi hành án hình sự phải nhằm mục đích nâng cao hi ệu qu ả giáo d ục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa tái phạm tội. 23 Hai là: Công tác quản lý và tổ chức thi hành án hình sự phải phù hợp v ới tình hình, điều kiện thực tiễn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và đường lối đối ngoại của Nhà nước; gắn bó chặt chẽ với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự xã hội của đất nước. Ba là: Phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính tr ị, huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng dân cư và gia đình người chấp hành án tham gia vào hoạt động thi hành án hình s ự, công tác tái hoà nhập cộng đồng, trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt. Bốn là: Từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và thường xuyên tuyên truyền pháp luật về thi hành án hình sự, công tác tái hoà nhập cộng đồng để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của các tầng lớp xã hội, nhất là đối với cán bộ, chiến sỹ làm công tác thi hành án hình s ự, làm công tác tái hoà nhập cộng đồng và người chấp hành án. Năm là: Thường xuyên chăm lo kiện toàn tổ chức, bộ máy và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ thi hành án hình sự th ật s ự trong s ạch, vững mạnh, nắm vững pháp luật và nghiệp vụ; có chính sách hợp lý để khuyến khích cán bộ, chiến sỹ toàn tâm, toàn ý với công việc, yên tâm công tác. Sáu là: Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trang bị đủ phương tiện và bảo đảm kinh phí phục vụ yêu cầu quản lý và tổ ch ức ho ạt đ ộng thi hành án hình sự. Bảy là: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm sát việc chấp hành pháp luật; thường xuyên sơ kết, tổng kết thực tiễn và tăng c ường h ợp tác, trao đổi kinh nghiệm các nước trên thế giới để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự. Phần thứ ba PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ ĐẾN NĂM 2020 I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH Trong những năm tới, thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn qu ốc l ần thứ XII, tình hình kinh tế - xã hội nước ta ti ếp t ục phát tri ển, an ninh, tr ật t ự ổn định. Nhưng các thế lực thù địch vẫn đẩy mạnh các ho ạt đ ộng ch ống phá cách mạng nước ta, tội phạm sẽ còn diễn biến phức tạp chưa có chiều hướng giảm. Thực hiện chủ trương mở rộng áp dụng các hình phạt cải tạo không giam giữ được cụ thể hóa trong các quy định của Bộ luật Hình sự, B ộ lu ật 24 Tố tụng hình sự mới sẽ tác động đến công tác thi hành án hình s ự. Do đó, những năm tới số lượng người bị kết án phạt tù, tử hình có thể tăng không nhiều, nhưng số bị kết án cao, số phạm nhân là người nước ngoài tăng, tính chất tội phạm nguy hiểm, phức tạp hơn, số phạm nhân nghiện ma túy, mắc bệnh hiểm nghèo, HIV/AIDS vẫn nhiều và số đối tượng chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn sẽ tăng lên, trong khi đó cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu giam giữ. Tình hình đó đặt ra cho công tác thi hành Lu ật Thi hành án hình sự nặng nề và khó khăn hơn. II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU 1. Quán triệt nghiêm túc chính sách hình sự nhân đạo, khoan hồng và ch ủ trương cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi mới và ch ỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, Lãnh đạo Bộ Công an về công tác thi hành án hình sự để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác qu ản lý nhà n ước và tổ chức thi hành nghiêm minh các bản án hình sự theo đúng các quy đ ịnh c ủa pháp luật. 2. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự cho phù hợp với thực tiễn và pháp luật hiện hành. 3. Quản lý, giam giữ chặt chẽ phạm nhân, người bị kết án tử hình, bảo đảm tuyệt đối an toàn các cơ sở giam giữ, không để xảy ra đột xu ất, b ất ng ờ. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội tr ở thành người có ích, có ý thức tuân theo pháp luật và quy tắc của cuộc sống, phòng ngừa phạm tội mới. 4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện và bảo đảm kinh phí cho hoạt động các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và các C ơ quan thi hành án hình sự Công an các địa phương. Quan tâm công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự theo hướng chính quy, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu thi hành pháp luật trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. III. CÁC CÔNG TÁC TRỌNG TÂM Từ thực tiễn 05 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự và để thực hiện các mục tiêu, yêu cầu công tác thi hành án hình sự đến năm 2020, Công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả những công tác tr ọng tâm sau: 1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thi hành án hình sự và công tác tái hòa nhập cộng đồng để nâng cao nhận thức và ý th ức trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về thi hành án hình s ự và tham gia vào công tác tái hòa nhập cộng đồng của các cấp, các ngành, các t ổ ch ức đoàn thể, xã hội và nhân dân. 25 Thường xuyên quán triệt và tập huấn cho cán bộ, chi ến sỹ n ắm v ững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thi hành án hình s ự và chính sách hình sự khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, giáo dục người chấp hành án hình sự thực hi ện nghiêm bản án và triển khai có hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng. 2. Hoàn thành triển khai Đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện đã được Chính phủ phê duyệt, triển khai nghiêm túc công tác rà soát và đ ề ngh ị miễm chấp hành án phạt tù cho người đang chấp hành án phạt tù về các tội mà Bộ luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự quy định không là t ội ph ạm theo Nghị quyết số 109/2015/QH13 và Nghị quyết số 144/2016/QH13 của Quốc hội. Chủ động chuẩn bị các đề án, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các điều, khoản liên quan đến thi hành án hình sự theo quy định của Bộ luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam để khi các luật có hiệu l ực thi hành thì tri ển khai được ngay. Trong thời gian đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án hình sự, tiếp tục phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các Bộ, Ngành liên quan xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn giải quyết những tồn tại về thi hành án trục xuất, thi hành án t ại xã, phường, thị trấn và những vấn đề đang vướng mắc trong thi hành Lu ật Thi hành án hình sự. 3. Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm gi ữ ch ấn ch ỉnh và kh ắc phục ngay những thiếu sót, khuyết điểm để thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ giam giữ, giáo dục phạm nhân, người bị kết án t ử hình. Ti ếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, ph ối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ, Công an địa phương đ ể qu ản lý chặt chẽ các đối tượng giam giữ, không để xảy ra chống phá, b ạo lo ạn, gây rối, giảm đến mức thấp nhất các trường hợp phạm tội mới, trốn khỏi nơi giam giữ, tự tử, tai nạn và không để phạm nhân, người bị k ết án t ử hình tr ốn thoát; thường xuyên kiểm tra, lục soát, ngăn ngừa tình hình đưa trái phép ma túy, điện thoại, thiết bị thông tin liên lạc, công cụ, hung khí, đồ vật cấm vào cơ sở giam giữ; bảo vệ tuyệt đối an toàn các cơ sở giam giữ trong mọi tình huống. 4. Nghiên cứu cải cách, đổi mới các chương trình, nội dung, phương pháp công tác giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân theo hướng thiết th ực, hi ệu quả nhằm cải tạo người phạm tội trở thành có ích cho xã hội, ngăn ngừa tái phạm tội. Triển khai tốt chủ trương từng bước thực hiện xã h ội hoá công tác giáo dục, cải tạo; chú trọng công tác đào tạo nghề, truyền ngh ề cho ph ạm 26 nhân trong thời gian chấp hành án. Nghiên cứu đề xuất các chính sách, gi ải pháp khuyến khích các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội, c ộng đ ồng phối hợp cùng các trại giam, trại tạm giam tham gia vào công tác giáo d ục - d ạy nghề cho phạm nhân và tham gia vào công tác tái hoà nhập cộng đồng. 5. Tiến hành quy hoạch lại công tác tổ chức lao động, sản xuất các trại giam phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của địa ph ương n ơi tr ại đóng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong tổ chức lao đ ộng s ản xu ất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt; chuyển đổi mạnh theo hướng phát triển các nghề thủ công nghiệp, công nghiệp, lao động trong nhà xưởng để thuận lợi cho công tác quản lý và tạo cơ hội cho phạm nhân học nghề. Sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai và lao động của phạm nhân, chống lãng phí, th ực hi ện đúng chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, sản xuất của ph ạm nhân theo quy định. 6. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra công tác thi hành án tại xã, phường thị trấn để chỉ đạo Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Công an cấp xã khắc phục ngay những yếu kém trong công tác tham mưu giúp Chính quyền cơ sở triển khai công tác thi hành án hình sự, tạo bước chuy ển biến thật sự trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục người bị kết án tù t ại ngoại, hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn và công tác tái hòa nhập cộng đồng. 7. Bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ cho công tác giam giữ, quản lý và tổ chức hoạt động thi hành án hình sự; tập trung ưu tiên đầu tư kinh phí nâng cấp, cải tạo, xây dựng và phương tiện kỹ thuật giám sát an ninh cho các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đang xuống cấp hoặc quá tải nghiêm trọng, khu giam gi ữ án t ử hình, đối tượng nguy hiểm, các cơ sở giáo dục bắt buộc chuyển thành tr ại giam và các bệnh xá, phòng chữa bệnh cho phạm nhân ở các bệnh viện, đáp ứng yêu cầu quản lý, giam giữ và cải thiện điều kiện ở, chữa bệnh, th ực hi ện ch ế đ ộ đối với phạm nhân, người bị kết án tử hình. 8. Tiếp tục kiện toàn bộ máy, tổ chức và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ thi hành án hình sự có phẩm chất đạo đức, kỷ luật nghiêm minh, vững về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, từng bước chuyên môn hóa để đáp ứng yêu cầu thi hành án hình sự và chủ trương cải cách t ư pháp trong th ời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm v ụ, quy ền hạn của Cơ quan thi hành án hình sự, các trại giam, trại tạm giam, nhà t ạm giữ, công an cấp xã phù hợp với quy định về thi hành án hình sự c ủa các văn bản pháp luật mới ban hành. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đặc thù đối v ới 27 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ thi hành án hình sự, nhất là cán bộ, chi ến sĩ tham gia thi hành án tử hình, công tác ở những vùng khó khăn, thường xuyên tiếp xúc với đối tượng giam giữ bị mắc các bệnh dễ lây nhiễm, truyền nhiễm HIV/AIDS, lao, viêm gan B. Nghiên cứu, đề xuất ban hành chế độ phụ c ấp đối với cán bộ cấp xã được phân công làm công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn. 9. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về thi hành án hình sự nhằm trao đổi, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức hoạt đ ộng thi hành án hình s ự, công tác tái hoà nhập cộng đồng của các nước để vận d ụng phù h ợp v ới tình hình thực tiễn và điều kiện nước ta; chủ động tham gia các đi ều ước qu ốc t ế đa phương, song phương về công tác thi hành án hình s ự và th ực hi ện nghiêm túc các Hiệp định chuyển giao người đang chấp hành án ph ạt tù gi ữa Vi ệt Nam ký với các nước. 10. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật Thi hành án hình sự; kịp thời chấn chỉnh các sai ph ạm, x ử lý nghiêm các vi phạm pháp luật và biểu dương, khen thưởng những cơ sở, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thi hành án hình sự. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án hình sự để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội khóa XIV xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 – 2018. Trong đó trọng tâm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thi hành án hình s ự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; trách nhiệm c ủa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, xã hội cho phù h ợp v ới quy đ ịnh v ề thi hành án hình sự của các văn bản pháp luật mới ban hành; bổ sung quy định chế độ về giam giữ, trích xuất phạm nhân phục vụ công tác đi ều tra, truy t ố, xét xử, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ; quy định về phạm nhân chấp hành án t ại trại tạm giam, nhà tạm giữ; quy định về thủ tục thi hành án tr ục xu ất đ ối v ới các trường hợp nhập cảnh trái phép, không có hộ chiếu, không có điều kiện thi hành phần thi hành án dân sự; quy định về các quy ền dân sự, quy ền k ết hôn, ly hôn, quyền hiến mô, hiến tạng đối với người đang ch ấp hành án ph ạt tù, người bị kết án tử hình và quy định thời gian giải quy ết đơn xin ân gi ảm, đơn kêu oan của người bị kết án tử hình; quy định v ề trình t ự, th ủ t ục, th ẩm quyền và kinh phí giám định trong thi hành án hình sự; bổ sung quy định v ề quản lý, giám sát, giáo dục người bị kết án tù tại ngo ại, hoãn, t ạm đình ch ỉ và người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; quy định v ề tính th ời gian 28 chấp hành án và chế tài xử lý các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án hình sự tại xã phường, thị trấn và những vấn đề khác đang vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thi hành Luật Thi hành án hình sự. 2. Phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chuyển nội dung báo cáo công tác thi hành án hình sự trong Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án hàng năm trình tại các kỳ họp của Quốc hội giao cho Bộ Tư pháp xây dựng thành nội dung báo cáo của Chính phủ về công tác đấu tranh, phòng chống t ội ph ạm giao B ộ Công an xây dựng cho phù hợp với quy định tại điều 171 của Luật Thi hành án hình sự giao cho Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước công tác thi hành án hình sự, b ảo đ ảm ph ản ánh thống nhất đầy đủ, toàn diện các nội dung báo cáo, kiến nghị, đề xuất v ới Quốc hội và tiếp thu, giải trình, trả lời chất vấn các cơ quan, đại bi ểu Qu ốc hội về công tác tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự của Bộ Công an. 3. Nghiên cứu và đề nghị Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường, thi trấn đáp ứng yêu c ầu c ải cách tư pháp theo hướng mở rộng áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ. V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các Tổng cục, Bộ tư lệnh, các đơn vị trực thuộc Bộ; các H ọc vi ện và các trường đào tạo trong Công an nhân dân, Công an các địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương được giao để xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả những công tác trọng tâm về thi hành án hình sự đề ra trong thời gian tới. 2. Tổng cục VIII, V11 có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương triển khai và định kỳ báo cáo Lãnh đ ạo B ộ v ề k ết qu ả thực hiện./. Nơi nhân: - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình; - VP Chính phủ, UBTP Quốc hội; - TANDTC, VKSNDTC; - Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp; - Đ/c Bộ trưởng Bộ Công an; - Các đ/c Thứ trưởng Bộ Công an; - Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; - Các Học viện, Trường trong CAND; - Công an các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; - Các trại giam trực thuộc Bộ Công an; - Lưu: VT, C81. 29 KT. BỘ TRƯƠNG THỨ TRƯƠNG Trung tướng Nguyễn Văn Sơn